Thursday, July 23, 2015

Kỹ thuật sửa xe tay ga PCX 2010 lúc phát điện và khởi động

Đời xe tay ga PCX 2010 này được trang bị Phát điện/ khởi động chung, nó cho phép khởi động động cơ êm ái không gây ồn do hoạt động của bánh răng và nó được nối trực tiếp với trục cơ, nó đảm bảo việc vừa phát điện và khởi động.

Suaxemay.net xin cung cấp thêm kỹ thuật sửa chữa về dòng xe tay ga PCX 2010 với chuyên mục là Phát điện/ Khởi động thông qua đó có thể hiểu rõ cách hoạt động của chiếc xe tay ga để có thể dễ dàng sửa chữa hơn.
I/ Thông tin chung: 
Đời xe này được trang bị Phát điện/ khởi động chung, nó cho phép khởi động động êm ái không gây ồn do hoạt động của bánh răng  và nó được nối trực tiếp với trục cơ, nó đảm bảo việc vừa phát điện và khởi động. Hệ thống phát điện/ khởi động tạo ra một dòng điện tới cuận dây stator khi động cơ khởi động và thực hiên như một mô tơ , sau khi động cơ được khởi động , hệ thống duy trì nó hoạt động như một máy phát điện. Hệ thống này bao gồm vô lăng điện, cuộn dây ba pha , và bộ điều khiển động cơ ( ECM) để kiểm soát chức năng khởi động và chức năng phát điện.
Kỹ thuật sửa xe tay ga PCX 2010 Phát điện / Khởi động
II/ Chức năng:
Khi khởi động động cơ:


1. Khi động cơ được khởi động,ECM cung cấp dòng điện tới cuộn dây, và cuộn dây stator trở thành nam châm và sinh ra lực từ trường.
‚ 2. Vô lăng điện được trang bị với nam châm vĩnh cửu.Lực hút và lực đẩy phát sinh ra giữa hai cực của nam châm. Và từ đó lực này làm vô lăng quay cũng như trục cơ quay và khởi động động cơ. Cuộn dây stator được từ hóa khi ECM cung cấp dòng điện với tối ưu hóa thời điểm.

Khi động cơ hoạt động ( bình điện đang sac điện):
Sau khi động cơ đã được khởi động, ECM cắt dòng điện tới cuộn dây,và cuộn dây ngay lập tức không trở thành nâm châm.
1. Sau khi động cơ được khởi động, trục cơ làm quay vô lăng điện.
‚  2. Nam châm vĩnh cửu trên vô lăng điện phát sinh ra dòng điện khi từ trường của nó quét qua cuộn dây stator.
ƒ  3. Dòng điện ba pha được cung cấp cho tiết chế chỉnh lưu trong ECM. Dòng điện này được sạc cho bình điện và các thiết bị điện khác.

III/ Sơ đồ dòng phát điện/ khởi động:
Khi động cơ đang khởi động: 
Miêu tả con số biểu thị trong sơ đồ:
(1) Khi động cơ đã được khởi động, lực hoạt động của trục cơ làm vô lăng quay, khi nam châm vĩnh cửu quét qua cuộn dây. Dòng điện ba pha được phát sinh  và cung cấp tới ECM.
(2)Tiết chế chỉnh lưu trong ECM biến đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều(DC). Và dòng điện này được cung cấp cho bình điện thống qua rơ le khởi động/ sạc, rơ le chính, và cầu chì chính 2 ( 20A0 và sạc cho bình điện.
(3) Khi khóa điện được bật ON, dòng điện từ khóa điện đi qua rơ le chính và ra mát sườn, rơ le chính sẽ đóng.
(4) Dòng điện từ bình điện tới ECM qua công tắc của cầu chì chính 2 (20A), rơ le chính, cầu chì phụ ( 10A), công tắc đèn phanh trước/sau( WW125) hoặc công tắc hạn chế (WW 125) và công tắc khởi động. (Khi phanh sau được tác động và công tắc đề được nhấn.)
(5) Sau bước (4), dòng điện từ bình tới ECM qua khóa điện và rơ le khởi động/sạc.
(6) Sau bước (5), rơ le khởi động/ sạc được kích thích. Dòng từ bình điện sau đó tới dòng FET trong ECM. Dòng FET biến đổi trực tiếp thành dòng phát điện.
(7) Cuộn dây trở thành nam châm . Và tác động lực hút và đẩy giữa cuộn dây và nam châm trong vô lăng điện và làm quay trục cơ.
IV/ Sơ đồ phát điện/ sạc:
Khi bình điện được sạc:
Miêu tả con số biểu thị trong sơ đồ: 
(1) Khi động cơ đã được khởi động, lực hoạt động của trục cơ làm vô lăng quay, khi nam châm vĩnh cửu quét qua cuộn dây. Dòng điện ba pha được phát sinh  và cung cấp tới ECM.

(2)Tiết chế chỉnh lưu trong ECM biến đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều(DC). Và dòng điện này được cung cấp cho bình điện thống qua rơ le khởi động/ sạc, rơ le chính, và cầu chì chính 2 ( 20A0 và sạc cho bình điện.
Sự xác nhận ra điểm chết trên (TDC):
Phát xung( cảm biến  CKP) được gắn trên cuộn dây stator.cảm  biến này xác nhận tốc độ động cơ và vị trí trục cơ.Có 4 IC Hall trong cuộn dây : W, V, U, và PCB.
A điện áp được phát sinh trong IC Hall khi vô lăng quay và quét qua cảm biến CPK.
ECM xác nhận mức độ của điện áp trong mỗi IC Hall và xác nhận điểm chế trên (TDC) trong biểu đồ bên TDC đạt được khi tín hiệu của PCB  và W cao và tín hiệu của V và U thấp.
Trong biểu đồ bên phải tín hiệu đầu ra ở hai điểm : 0° và 360°. Hay nói cách khác  TDC được xác địn khi trục cơ quya một vòng 360°

Phần tiếp theo sẽ giới thiệu tiếp kỹ thuật sửa xe tay ga: Hệ thống dừng chạy cầm chừng 
Mong quý khách đón xem





Cách sửa chữa khi xe máy bị lỗi phần lửa

Cách sửa chữa khi xe máy bị lỗi phần lửa

Sau khi đã chia sẽ kinh nghiệm cách sửa chữa xe máy phần 1, chúng tôi hi vọng quý khách có thể khắc phục được phần sức nén. Tuy nhiên, nếu qúy khách đạp hoặc đề có cảm giác sức nén đủ, nhưng máy vẫn không nổ? Lúc đó, quý khách sẽ kiểm tra phần tia lửa ở bu-gi như sau:
Mở bu-gi ra ngoài, sau đó gắn bu-gi vào chụp bu-gi (để thử lửa bên ngoài), mở khoá (turn –on). Đặt phần sắt ở “đoạn răng” của Bu-gi chạm vào mát (các phần có thể dẫn điện) của xe đề hoặc đạp máy quan sát tia lửa nhảy từ tim giữa của bu-gi qua chấu luôn nhảy qua như vậy (không thay đổi), không nhảy tia lửa ra xung quanh là bu-gi tốt
Nếu nhảy lung tung, lúc có lúc không, là hư phải thay bu-gi khác. Một trường hợp khác, nếu không có tia lửa từ bu-gi thì phải thử lửa gốc
Cách tạo ra điện của bu-gi
Cách tạo ra điện của bu-gi (hình của Honda)
Để biết tia lửa gốc có đủ mạnh để nổ máy, quý khách có cách thử như sau:
Tháo bu-gi ra khỏi chụp, đưa chụp bu-gi vào cạnh sắt hoặc nhôm của xe khoảng 8mm. mở khoá máy đạp hoặc đề cho máy xoay quan sát tia lữa nhảy từ đầu dây qua “mát” của xe ( là sắt hoặc nhôm của xe)
+ Tia lửa tốt mạnh:
– Nhảy nghe tiếng tách tách lớn.
– Nhìn tia lửa có màu xanh, tím
– Độ tròn tia lửa ước lượng bằng mắt đường kính cỡ 2mm->3mm
+ Tia lửa yếu:
– Không nghe tiếng nhảy lửa.
– Nhìn tia lửa có màu vàng.
– Độ tròn tia lửa ước lượng bằng mắt. Đường kính cỡ 0.5m.m-> 1m.m.
– Nếu yếu quá với khoảng cách đầu dây vô mát 8mm thử không thấy lửa nhảy, phải đưa sát vô “mát” mới thấy.
+ Không có tia lửa: xe gắn máy để có lửa phải qua 5 chi tiết:
1. Cuộn lửa nguồn đặt trong mâm điện, xe đời mới lấy điện nguồn từ điện bình ắc quy. Nếu bình hư sẽ lấy điện từ cục sạc đưa qua. Dòng điện này đưa vào IC.
2. Cuộn kích đặt bên hông vô-lăng (bộ phát điện) có nhiệm vụ gởi tín hiệu bằng dòng điện để IC phát tia lửa ra dây phin (nối chụp bu-gi) của bo-bin sườn đúng thời điểm.
3. Bo-bin sườn có nhiệm vụ khi đúng thời điểm IC đưa dòng điện vô cuộn sơ cấp trong bô-bin sườn rồi ngắt đột ngột sẽ làm phát sinh tia lửa mạnh ở cuộn thứ cấp dẫn vô bu-gi.
4. IC có chức năng nhận tín hiệu từ cuộn kích để quyết định đúng lúc đưa điện nguồn vô Bô-bin sườn rồi ngắt để tạo ra tia lửa và thay đổi thời điểm đánh lửa sớm khi chạy tốc độ cao. Chay chậm lửa sẽ đánh trễ lại.
5. Các giắc nối và đường dây. Nếu 4 chi tiết trên điều tốt nhưng có dây nào dẫn vô các chi tiết này bị đứt ngầm. HOặc các giắc nối lỏng lẽo sẽ làm lửa bị yếu. Phải kiểm tra kỹ các dây và các giắc cấm có liên quan tới các chi tiết trên, nếu dây nào đứt hẵn sẽ bị mất lửa.
Cách đánh lửa của bu-gi
Cách đánh lửa của bu-gi (hình của Honda)
Quý khách đang đi ngoài đường nếu mất hẵn lửa thì không có đủ đồ nghề để sửa. Trường hợp lửa yếu quý khách làm thử cách này nếu nổ máy được thì đi tạm về sửa chữa sau.
Cách sửa chữa tạm thời cho xe máy bị mất lửa- hoặc lửa yếu: Khoảng cách giữa chấu bu-gi và tim giữa bình thường lửa mạnh là 0.6-0.7 mm
Nguyên nhân mất lửa ở bu-gi
Nguyên nhân mất lửa ở bu-gi (Hình của Honda)
chính vì vậy, khi lửa yếu mở bu-gi ra gõ chấu sát vô tim giữa , khoảng cách 0.3mm.
Nếu vẫn không nỗ máy quý khách nên vào tiệm sửa chữa xe máy để được kiểm trả và bảo trì.

Sunday, July 19, 2015

Hộp số tự động trên xe tay ga hoạt động như thế nào ?

Hộp số tự động sử dụng trên xe tay ga là loại hộp số có tỷ số truyền biến thiên vô cấp CVT, hoạt động cực kỳ đơn giản. 
Xe tay ga ngày càng thông dụng tại Việt Nam bởi tính tiện dụng trong tính năng vận hành, kiểu dáng đẹp, cốp rộng. Đặc biệt trong điều kiện thành phố, khi bạn phải giảm tốc và tăng tốc liên tục. Từ chỗ xe chỉ dành cho “nhà giàu”, nó đã trở nên phổ biến, người người, nhà nhà dùng xe tay ga.
Hộp số xe tay ga.
Có lẽ không ít lần bạn tự hỏi, động cơ xe tay ga hoạt động như thế nào, tại sao không phải sang số mà xe vẫn đảm bảo được lực kéo. Hoặc chí ít là bạn cũng nghĩ hộp số tự động trên xe tay ga chắc phải phức tạp lắm.
Tuy nhiên, nếu một lần xem thợ sửa xe giải phẫu hộp số tự động trên xe tay ga, bạn sẽ cảm thấy nhận định của mình là sai lầm, nó rất đơn giản, chỉ bao gồm hai puli và một đai vô cấp.
CVT (continuously variable transmission) là hộp số có tỷ số truyền biến thiên vô cấp. Vậy CVT hoạt động như thế nào? Cấu tạo và sơ đồ truyền lực. Hầu hết hộp số vô cấp CVT đều có ba bộ phận cơ bản: - Đai truyền bằng kim loại hay cao su có độ bền cao. - Một hệ puli sơ cấp gắn với trục quay động cơ. - Một hệ puli thứ cấp dẫn đến bánh xe.   Hai puli có thể thay đổi đường kính là bộ phận quan trọng nhất trong hộp số CVT. Mỗi puli được tạo thành từ hai khối hình nón có góc nghiêng 20 độ và đặt đối diện với nhau. Một dây đai chạy trong rãnh giữa hai khối hình nón này. Dây đai hình chữ V được làm từ cao su vì có ma sát cao, hạn chế trượt. Nguyên lý hoạt động. Khi động cơ quay ở tốc độ chậm (garanty), vì tốc độ thấp nên lực ly tâm của cụm ma sát nhỏ, chưa thắng được lực của lò xo nên các má ma sát không tiếp xúc được với vỏ nồi ly hợp, lực chưa truyền tới bánh sau nên xe không chuyển động.

Khi tốc độ động cơ tăng lên khoảng 2.700 đến 3.000 vòng/phút, lúc này lực ly tâm của các má ma sát đủ lớn nên thắng lực lò xo, các má ma sát văng ra tiếp xúc vào vỏ nồi ly hợp. Lực kéo bắt đầu được truyền tới bánh sau.
Lúc này, dây đai V đang nằm trong cùng ở puli sơ cấp và vị trí ngoài cùng của puli thứ cấp. Tỷ số truyền của bộ truyền lúc này lớn nhất, tương tự như số 1 trên xe số, nên lực truyền tới bánh sau mạnh nhất, vận tốc thấp.
Tiếp tục tăng vận tốc động cơ, lực li tâm lớn làm các con lăn trên puli sơ cấp văng ra xa hơn, ép má di động của puli sơ cấp hẹp lại, dây curoa bị đẩy ra xa tâm hơn, vì vậy bán kính puli sơ cấp tăng lên. Vì độ dài dây curoa không đổi nên má di động của puli thứ cấp văng ra, bán kính puli thứ cấp nhỏ dần. Lúc này tỷ số truyền sẽ giảm dần và làm tăng tốc độ xe. Hộp số vô cấp đang ngày càng được ứng dụng nhiều trên cả xe hơi, thay thế cho cơ cấu truyền động bằng bánh răng “hành tinh” vô cùng phức tạp trên những chiếc Audi, Mercedes…
Loại hộp số này có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, dễ sửa chữa, giúp giảm giá thành sản phẩm. Đây là điểm khiến CVT ngày càng phổ biến rộng rãi.


Nguồn Zing News





ĐỘNG CƠ HAI KỲ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ?

Nếu bạn đã biết “Động cơ đốt trong bốn kỳ hoạt động như thế nào ?” hẳn cũng đã hình dung ra được nguyên lý của động cơ chiếc xe máy mình đang cưỡi nếu như đó là một chiếc Dream, Jupiter hoặc Viva. Nhưng nếu đó lại là một chiếc Suzuki RGV hay chiếc Yamaha SS Sport 110, hoặc Honda Nova thì sao? Rõ ràng loại động cơ lắp trên những chiếc xe đó không phải là loại như của xe Dream hay Jupiter, vì đó là những động cơ hai kỳ. 

Động cơ hai kỳ đối với miền Bắc Việt Nam trước kia rất quen thuộc, từ Mobilette, Solex, Motobecane... của người Pháp mang sang, Vespa của Piaggio (Italia) sau đó là những chiếc xe Con Thỏ (Восход), Minsk (Минск) của Liên Xô cũ, Babetta, Jawa của Tiệp Khắc, Simson, MZ của Cộng hoà dân chủ Đức, đều là những chiếc xe máy lắp động cơ hai kỳ. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, lại thấy xuất hiện những chiếc Yamaha Mate, Suzuki, BS (Bridgestone) v.v… (tất nhiên trừ những xe động cơ 4 kỳ như xe 67, xe Honda dame 50 hay Honda PC tay ga).

Hầu hết chúng đều là những động cơ có công suất nhỏ, tuy có những ngoại lệ như xe Jawa của Tiệp dung tích tới 350 và 360cc, hay như những chiếc ôtô của hãng Audi trước đây . Những ứng dụng chủ yếu của loại động cơ này là: 

- Máy cưa, máy cắt cỏ.

- Xe đạp máy.

- Mopeds.

- Xe trượt tuyết.

- Môtô cỡ nhỏ và trung bình.

- Động cơ máy bay mô hình, điều khiển bằng vô tuyến (Riêng loại này thường có dung tích khoảng 2 hoặc 3cc, đến dưới 10cc). 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cấu tạo động cơ hai kỳ:

Combustion Chamber: Buồng đốt.

Spark plug: Bugi (nến đánh lửa)

Exhaust outlet: đường thải. 
Reed valve: van lưỡi gà.

Fuel intake: Đường nạp hoà khí vào.

Crank case: Hộp trục khuỷu.

Fuel: hoà khí.

Đặc điểm cấu tạo: thân xilanh có tạo hai lỗ, khoảng 4/5 khoảng chạy xuống là lỗ sẽ được gắn đường thải. Dưới một chút là lỗ nạp thông với hộp trục khuỷu. Trên hình vẽ ta cũng thấy hoà khí được nạp vào hộp trục khuỷu nên hộp này phải rất kín tránh thất thoát, nhiều khi làm động cơ không thể nổ được.

Cấu trúc bên trong động cơ hai kỳ
Trên hình vẽ bạn có thể nhận thấy động cơ hai kỳ có các đặc điểm khác và một số điểm tương tự với động cơ 4 kỳ về cấu tạo:

- Động cơ hai kỳ không có xupáp, do đó có khối lượng nhẹ hơn kết cấu đơn giản hơn động cơ 4 kỳ. 

- Động cơ hai kỳ do không dùng xupáp để nạp và thải nên phải dùng thân pistông để đóng mở các đường nạp và thải được tạo ngay trên thành xilanh. 

- Động cơ hai kỳ không có hệ thống bôi trơn riêng nên người ta hoà luôn dầu bôi trơn vào hoà khí. 

- Các chi tiết cố định: hộp trục khuỷu, xilanh, đầu xilanh. 

- Các chi tiết di động: Pistông, xécmăng (vòng găng – piston ring), thanh truyền (tay biên), trục khuỷu, bánh đà - đối trọng (tương tự động cơ bốn kỳ). 

- Hệ thống nhiên liệu: bộ chế hoà khí, tương tự động cơ bốn kỳ. 

- Hệ thống đánh lửa: tương tự động cơ 4 kỳ. 

- Hệ thống làm mát: tương tự động cơ 4 kỳ. 

Hoạt động của động cơ hai kỳ:

Muốn hoàn thành xong một chu kỳ hoạt động, động cơ hai kỳ phải trải qua hai giai đoạn như sau:

Chu kỳ thứ nhất: pistông di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, phía trên pistông, cả hai lỗ nạp và thải đều mở, hoà khí tiếp tục được nạp vào buồng cháy còn khí cháy tiếp tục được thải ra ngoài. Khi Pistông đi qua lỗ nạp, nó tiếp tục đẩy nốt khí cháy cùng một lượng hoà khí nhất định ra ngoài đến khi thân pistông bịt kín lỗ thải. Từ đó lên đến điểm chết trên hoà khí được nén lại. Ở phía dưới pistông do nó đi lên nên áp suất trong hộp trục khuỷu giảm hút hoà khí từ chế hoà khí vào.

Chu kỳ thứ hai: Pistông đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Khi pistông đi đến điểm chết trên thì áp suất trong lòng xilanh là khoảng 6 đến 8 kg/cm2, nhiệt độ khoảng 280oC, bugi theo điều khiển của hệ thống đánh lửa đánh tia lửa điện đốt cháy hoà khí, đẩy pistông đi xuống. Đến 4/5 hành trình lỗ thoát được mở đẩy luôn hoà khí ra ngoài, tiếp theo đến lỗ nạp mở hoà khí trong hộp trục khuỷu đang bị nén dưới pistông (do pistông đi xuống) lại theo lỗ nạp đi vào xilanh, theo đà của đối trọng – bánh đà, pistông lại tiếp tục đi lên lặp lại chu kỳ trên. Ở đây ta cũng thấy không có sự phân định rõ rệt giữa các kỳ nạp và thải. Sở dĩ gọi là hai kỳ là ứng với mỗi vòng quay của trục khuỷu động cơ có một lần sinh công. Chiếc van lưỡi gà hoạt động tự động, có tác dụng là van 1 chiều, ngăn không cho hoà khí ở hộp trục khuỷu xông ngược lại Chế hoà khí.

Dưới đây là các hình vẽ biểu diễn hai chu kỳ hoạt động của động cơ hai kỳ:

Hoà khí đang được nén
So sánh động cơ hai kỳ với động cơ bốn kỳ:

- Động cơ hai kỳ đơn giản hơn động cơ bốn kỳ: không có xupáp và các bộ phận khác của cơ cấu phối khí như trục cam, cò mổ…

- Cũng do đó chạy êm hơn do không có cơ cấu đóng mở xupáp và các cơ cấu phục thuộc.

- Độ rung động ít hơn, do hai vấn đề chính: thứ nhất, chu kỳ sinh công nhiều hơn; thứ hai, nhỏ gọn hơn nên về vấn đề thiết kế không bị vướng phải vấn đề phải tăng số vòng quay trục cơ để giảm kích thước động cơ, do đó số vòng quay của động cơ trung bình thấp hơn.

- Cùng một công suất thì động cơ hai kỳ nhẹ hơn và ít bộ phận hơn.

- Đơn giản hơn trong sửa chữa và hiệu chỉnh.

- Hiệu suất động cơ hai kỳ thấp hơn. Về lý thuyết, công suất của động cơ phải gấp hai lần động cơ bốn kỳ có cùng dung tích, nhưng trên thực tế thì chỉ gấp rưỡi, vì các lý do:

§ Sự cần thiết phải mở lỗ thải sớm làm cho quá trình giãn nở khí cháy không trọn vẹn.

§ Một phần hoá khí bị khí cháy lôi ra ngoài.

§ Dùng chính đáy pistông để ép hoà khí dưới đáy hộp trục khuỷu làm giảm hiệu suất động cơ.

Chính vì những lý do trên mà động cơ hai kỳ chỉ được ứng dụng trong một số động cơ có công suất nhỏ.

(OTOXEMAY)

Saturday, July 18, 2015

[Xe máy-CB] Cách tính phân khối của động cơ xe máy

Khi nhắc tới một chiếc xe máy thì chúng ta thường xuyên nghe tới con số "phân khối" của nó, đây chính là thể tích xy-lanh, có đơn vị tính là cm3 hoặc cc (1 cm khối bằng 1 cc = 1 ml). Có thể hiểu đơn giản một chiếc xe 150 phân khối thì nó sẽ có dung tích xy-lanh là 150 cm3. Vậy thì con số 150 cm3 đó ở đâu ra và tính bằng cách nào?
Thông số kỹ thuật Suzuki Raider 150, xe này là 147 phân khối
Để tính phân khối của chiếc xe, chúng ta cần 2 thông số đó là hành trình pít-tông và đường kính (đơn vị tính là mm), 2 con số này hầu như luôn luôn có đề cập trong thông số kỹ thuật của chiếc xe. Ví dụ:
Xe Air Blade 125cc có đường kính x hành trình pít-tông là: 52,4 mm x 57,9 mm
Xe Exciter 150 có đường kính x hành trình pít-tông là: 57 mm x 58,7 mm
Xe Raider 150 có đường kính x hành trình pít-tông là: 62 mm x 48,8 mm

Để tính phân khối của xe từ 2 thông số đó, chúng ta áp dụng công thức như sau:

V = (r^2 x π x hành trình pít-tông)/1000 
Ví dụ: 
  • Xe Exciter 150: V = [(57/2)^2 x 3,14 x 58,7]/1000 = 149,72 cc
  • Xe Sh 150: V = [(58/2)^2 x 3,14 x 57,9]/1000 = 152,9 cc
  • Xe Raider 150: V = [(62/2)^2 x 3,14 x 48,8]/1000 = 147,26 cc
Các kí hiệu:
V: thể tích
r: bán kính = Đường kính/2
π: pi = 3,14

Đây là kiến thức cơ bản nên chắc chắn có nhiều bạn biết rồi, nhưng cũng có thể còn số ít bạn chưa biết nên mình muốn chia sẻ để có ai chưa biết thì biết, hoặc khi cần google "Cách tính phân khối của động cơ xe máy" thì nhanh ra kết quả hơn :D. Chúc các bạn vui vẻ!